DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
Ngành vận tải đường sắt đóng một vai trò quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới, đây được xem là xương sống của cơ sở hạ tầng giao thông và là yếu tố quan trọng của ngành Logistics. Tuy nhiên ở Việt Nam, vận tải đường sắt vẫn còn tồn động nhiều hạn chế, thậm chí chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và đang mất dần vai trò cũng như vị thế của mình.
Vận tải đường sắt vẫn là một phần không thể thiếu đối với hệ thống cơ sở hạ tầng của ngành Logistics Việt Nam. Bên cạnh những lợi thế nhất định như luôn được đánh giá là có độ tin cậy và an toàn cao, ít bị tác động bởi thời tiết, chi phí rẻ và khối lượng vận tải lớn, nếu tính giá vận chuyển đơn thuần cho đơn giá 1 tấn hàng/km thì giá vận tải đường sắt chỉ bằng khoảng 60-75% giá vận tải đường bộ. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, vận tải đường sắt chưa được khai thác tối đa lợi thế của mình, trong đó phải kể tới mức độ đầu tư về cơ sở hạ tầng chưa tương xứng, đặc biệt là sự linh hoạt của ngành đường sắt yếu hơn vận tải đường bộ, vì tàu hỏa không thể cung cấp dịch vụ đến một địa điểm bất kỳ mà chỉ có thể vận chuyển hành khách, hàng hóa từ ga đến ga và đi, đến theo lịch trình cố định.
Vì vậy, để khai thác lợi thế của vận tải đường sắt, phục vụ đắc lực vào cơ sở hạ tầng của Logistics Việt Nam, đường sắt phải được khai thác sử dụng dưới dạng vận tải đa phương thức, đặc biệt tuyến đường sắt Bắc Nam phải được kết nối với các phương thức vận tải khác như đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không.
Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường kết nối với cảng biển, hàng không, đường bộ và các phương thức vận tải khác góp phần giảm chi phí vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, do nguồn vốn trung hạn 2016-2020 bố trí cho lĩnh vực đường sắt rất hạn hẹp, đề xuất việc kết nối kết cấu hạ tầng đường sắt với đầu mối hàng hóa cũng như các phương thức vận tải khác cần ưu tiên xem xét một số hành lang vận tải quan trọng, trong đó có vận chuyển đường sắt Bắc Nam và một số tuyến phía Bắc như Hà Nội-Đồng Đăng, Hà Nội-Hải Phòng, Yên Viên-Lào Cai.
Vậy để phát triển Logistics đường sắt, phát huy được vai trò kết nối của đường sắt với các khu vực kinh tế, trong thời gian tới ngành đường sắt phải tập trung giải quyết cùng lúc hai vấn đề là kết nối cứng (hạ tầng) và kết nối mềm (tổ chức vận tải). Trong mạng lưới đường sắt hiện hữu, cần tập trung hai hành lang vận tải quan trọng là Bắc-Nam và Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai. Cụ thể, đối với khu vực một số ga trọng điểm cần thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thống kho, bãi hàng tại các ga này để tăng cường kết nối với đường bộ, phục vụ vận chuyển hàng rời (gỗ, thạch cao…) và tiến tới vận chuyển hàng container đi xuyên Việt.
https://itlvn.com/